NFT – Token mã hóa và đầy tiềm năng

0

Kể từ khi có mã token không thể thay thế (NFTs), các tác phẩm nghệ thuật và các đồ có giá trị sưu tầm giờ đây đã không còn bị bỏ lại phía sau. Những “mã” độc đáo này đang tạo làn sóng mua bán siêu lớn giữa các nhà thiết kế đồ họa và các tác phẩm của họ. 

NyanCat – 1 meme nổi tiếng phát hành dưới dạng NFT, được bán với giá 300 ETH.

NFT là gì?

Hay còn được gọi là Non-Fungible Token, là một dạng token được mã hóa trên nền tảng blockchain đại diện cho một tài sản duy nhất từ thế giới thực. Một NFT có thể đại diện cho bất cứ thứ gì, từ âm nhạc, nghệ thuật, thẻ bài bóng rổ hay thậm chí cả dòng đăng tải (tweet) trên Twitter.
Chính vì đặc tính duy nhất và không thể thay thế, nói một cách đơn giản, các NFT không thể bị sao chép hoặc làm giả.

Không phải mọi NFT đều là sản phẩm sưu tầm. NFT có thể là những vật dụng bán trong game, vé sự kiện và cả tên miền.

Ứng dụng của NFT và liệu rằng có sự trao đổi giữa các NFT với nhau không?

NFT có muôn hình vạn trạng, NFT token được sử dụng để tạo ra sự độc quyền cũng như quyền sở hữu kỹ thuật số và khả năng tương tác tài sản trên nhiều nền tảng.

NFT được sử dụng trong các trò chơi, lấy ví dụ là trò CryptoKitties nổi tiếng, mỗi con chỉ có một nhận dạng duy nhất, không trùng lặp. Mấu chốt nằm ở việc NFT không thể chia nhỏ và không thể thay thế (non-fungible) – đặc điểm tạo nên giá trị độc nhất cho nó.

NFT được sưu tầm với độ quý hiếm mặc định, qua thời gian sẽ tích lũy giá trị với kỳ vọng lần giao dịch tiếp theo có giá cao hơn lần trước. Bởi lẽ, bản chất của việc sưu tầm nằm ở sở thích và cảm quan thẩm mỹ mỗi cá nhân. Từ đó nó mới có sức ảnh hưởng lớn hơn tới thị hiếu của một cộng đồng chơi NFT.

Độ hiếm và giá trị của NFT được xác định như thế nào?

Việc xác định giá trị của một NFT phụ thuộc vào những gì nó đại diện. Khi nói đến tác phẩm điện tử, nó khá giống với bất kỳ loại nghệ thuật nào khác. Chúng ta cần biết những thông xem ai đã tạo ra nó, giá trị nghệ thuật của tác phẩm và nhu cầu của nó từ những nhà sưu tập khác như thế nào. Nếu một NFT là một phần của một series hoặc những món đồ limited, thì tất nhiên là những món đồ này có giá trị lớn hơn hẳn các món đồ thuộc diện đại trà.

Đối với trò chơi dựa trên NFT, có lợi nhuận tài chính từ các vật phẩm hoặc hoặc các sản phẩm từ NFT cụ thể. Khả năng sử dụng của NFT không nằm ở những vật phẩm, như bức tranh, bài hát hay dòng tweet, mà nằm ở quyền sở hữu độc quyền chúng, được chứng nhận bởi chuỗi mã NFT. Nhờ đó, món hàng trở thành duy nhất. Chỉ người mua NFT mới sở hữu quyền đối với vật phẩm gốc, dù có vô số bản sao trôi nổi miễn phí trên Internet.

Theo trang Coindesk, những tính chất tạo nên giá trị của NFT bao gồm: không thể phá hủy (bởi dữ liệu được lưu trữ trên chuỗi khối) và có thể xác minh (bởi blockchain cho phép truy xuất ngược nguồn gốc của sản phẩm mà không cần qua một bên thứ ba). Bên cạnh đó, không giống các loại tiền ảo, NFT là duy nhất và không thể sao chép. Do đó, các nhà đầu tư NFT có thể thu giá trị từ sự độc nhất này, tương tự như việc mua bán các món hàng sưu tầm.

Tuy nhiên, nhiều người cho rằng không ai thể bảo đảm giá trị của các đoạn mã token sẽ tồn tại sau vài chục năm tới bởi công nghệ luôn thay đổi mỗi ngày. Một vấn đề nữa đặt ra là nếu chủ sở hữu quên mật khẩu ví thì làm sao để lấy lại quyền sở hữu NFT bởi, cũng giống như tiền ảo, NFT không được quản lý hay vận hành bởi bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào.

Thế tìm NTF ở đâu nhỉ?

Các thị trường NFT có nhiều loại token được bán, từ cả các nghệ sĩ nghiệp dư cho tới nổi tiếng. Có vô số cửa hàng bán NFT nhưng nổi bật lên trên tất cả là OpenSea cho nền tảng Ethereum NFTs và Treasureland hoặc BakerySwap cho Binance Smart Chain.

Kết luận:

Dù mới được chú ý trong thời gian gần đây, thị trường NFT đã nhanh chóng mở rộng. Cách đây ba năm, toàn bộ thị trường NFT chỉ được định giá không quá 42 triệu USD.

Sang tới cuối năm 2020, ước tính mới nhất từ chuyên trang theo dõi thị trường NFT Nonfungible.com, con số trên đã tăng mạnh lên 338 triệu USD.

Dù chưa có ước tính chính xác trong hiện tại, nhưng chắc chắn quy mô thị trường NFT đã tăng cao hơn nữa khi xem xét giá của các NFT được bán trong hai tháng đầu năm 2021: Tính đến tháng Hai, đã có gần 150.000 NFT được bán ra với tổng trị giá khoảng 310 triệu USD. Con số này gấp gần 5 lần lượng được bán trong cả năm 2020.

Tuy nhiên, giới chuyên gia tài chính nhận định NFT chỉ là cách thức kiếm tiền mới nhất của thế giới tiền điện tử (cryptosphere – ngành công nghiệp quay xung quanh blockchain, bitcoin và các loại mã đại diện khác).

Nhưng nói đi cũng phải nói lại, cơn sốt NFT có thể sẽ tồn tại một thời gian lâu hơn vì tính mới mẻ và sự cường điệu xung quanh xu hướng này vẫn có một số giá trị nhất định. Nhiều nhà phân tích cũng cho rằng việc mua bất kỳ loại tiền số nào, bao gồm chuỗi mã NFT, tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn. Bởi vì giá trị của chúng chủ yếu dựa trên sự suy đoán và người mua chỉ có thể hi vọng một ngày nào đó NFT của họ sẽ được mua lại với giá cao hơn. Nhưng chẳng có ai đảm bảo điều này.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here