Toàn bộ về Near Protocol (NEAR)

0

Near Protocol (NEAR) là một trong những công nghệ được mong đợi nhất vào năm 2020 vì nó giải quyết được cả vấn đề về quy mô và khả năng sử dụng đã ngăn cản các chuỗi hiện tại bùng phát và khiến phí bùng nổ.

NEAR là một sharded, mạng lưới blockchain với giao thức đồng thuận Proof-of-Stake (PoS). Nói cách khác, NEAR giống như một nền tảng đám mây được điều hành bởi cộng đồng. Điều đó có nghĩa, nó là một nền tảng chi phí thấp có khả năng mở rộng cao nhằm hỗ trở các nhà phát triển tạo ra các ứng dụng phi tập trung trên đó. giải pháp Near Protocol đưa ra là tận dụng sức mạnh cộng đồng toàn cầu cho phép lập trình viên và những người tham gia đều có thể chạy một Node mạng một cách dễ dàng được hộ bởi cộng đồng Near Collective.

Near Protocol hoạt động ra sao?

  • Near Protocol sử dụng cấu trúc Sharding trong một mạng lưới. Thiết kế của hệ thống này khá giống với cấu trúc Parachain của Polkadot và tương lai là Ethereum 2.0, ở đây chúng ta có thể dịch Sharding là giao thức phân đoạn. Cấu trúc này cho phép các node mạng có thể chạy riêng mạng của mình, trong đó mỗi validator(*) đảm nhiệm xác thực khối và giao dịch cho từng mạng riêng (shard) của nó và kết nối với nhau qua giao thức phân đoạn song song.

*Validator: là giao thức tập hợp các bộ quy tắc xác thực giao dịch và tạo khối

Hoạt động Cross-Shard Transaction diễn ra khi có một giao dịch chuyển tiền từ hai phân đoạn (Shard) khác nhau. Nếu trong cùng phân đoạn, các khối sẽ tự xác thực và lưu trên phân đoạn của mình. Cross-Shard Transaction của Near Protocol là giao thức xác thực dữ liệu giao dịch được tập hợp các câu lệnh thu thập từ nhiều Validator của mỗi Shard để ký lên giao dịch.
  • Cơ chế đồng thuận NightShard, là một cấu trúc đồng thuận trong đó một vài Validator có thể ẩn danh nhằm hạn chế sự tấn công mạng thông qua các lỗ hổng khi tạo ra các giao thức phân đoạn lỗi. Quá trình tạo khối của Shard Chains gồm các Validators có thể được chọn ngẫu nhiên bất kỳ để tham gia ký vào các giao dịch.
  • Stake & Election: Các Validtor hay các node mạng phải stake một lượng token của mạng lưới để tham gia vào quá trình xác thực giao dịch và tạo khối. Việc chọn lựa là ngẩu nhiên và không thể đoán trước được.Cập nhật gần đầy của Near Protocol vừa mới ra mắt công nghệ Rainbow Bridge cầu nối giữa Near và Ethereum. Điều này sẽ gia tăng sức mạnh khi tận dụng toàn bộ hệ sinh thái Ethereum cho phép tương tác chuỗi chéo. Anton Bukov là Co-founder sàn 1Inch.exchange là người hỗ trợ cố vấn chính cho giao thức này.

Các tính năng chính của NEAR Protocol

  • Sharding đồng nhấtNEAR sử dụng phương pháp phân tích Sharding đồng nhất. Nghĩa là ứng dụng mở rộng quy mô mà nhà phát triển không phải lo lắng về phân đoạn nào của chúng, tương tự như cách ứng dụng triển khai cho Amazon AWS, Azure hoặc GCP ngày nay.
  • Asynchronous callsNEAR contract sử dụng các lệnh call không đồng bộ. Vì vậy việc xâu chuỗi nhiều ứng dụng hoặc contract trên các phân đoạn dễ dàng như call trong một contract và các công cụ tài chính phức tạp có thể được tạo ra trên quy mô lớn.
  • Dynamic Resharding: Khả năng dynamic resharding của NEAR bổ sung thêm dung lượng mới cho mạng khi xảy ra tắc nghẽn, giữ giá ổn định hơn.
  • Contract-based accounts: Các tài khoản dựa trên contract của NEAR cung cấp cho ứng dụng các quyền nâng cao và linh hoạt để người dùng không cần phải phê duyệt mọi giao dịch.
  • Progressive UX: Mô hình account cho phép các ứng dụng cung cấp UX tiến bộ, nơi người dùng thậm chí không biết họ đang ở trên một blockchain cho đến khi họ đã giới thiệu.
  • Contract-based delegation: Ủy quyền dựa trên contract. Có nghĩa là validator có thể đặt các điều khoản linh hoạt để chủ sở hữu token ủy quyền cho họ, điều này mở ra một loạt các sản phẩm tài chính mới.

Token NEAR là gì?

NEAR là unility token của giao thức NEAR. Nền tảng và hệ sinh thái xung quanh của giao thức dựa vào nỗ lực của một cộng đồng lớn người tham gia. Token NEAR, được phân phối để hỗ trợ khởi chạy hệ sinh thái này.

Thông tin cơ bản về token NEAR

  • Ticker: NEAR
  • Token Standard: https://explorer.near.org/
  • Token type Utility Token
  • Total Supply 1.000.000.000 NEAR

Circulating supply của từng thành phần chi tiết:

  • Community Grants and Programs: Các token được phát hành trong hơn 60 tháng.
  • Core Team: Đều lockup 4 năm giống hệt nhau ở các thành viên core team với thời gian 12 tháng sau khi ra mắt.
  • Prior Backers: Mọi người mua trước đều có thời gian lock từ 12 đến 36 tháng kể từ khi unlock để tranfer, với phần lớn là 24 tháng.
  • Prior Fundraising: Việc gây quỹ ban đầu được thực hiện thông qua việc có thể chuyển đổi, hầu như tất cả đều đã được chuyển đổi thành token.
  • Community Sale: Diễn ra vào tháng 08/2020 do một số khó khăn. Số tiền được phân phối hơn 120 triệu token. Tối đa 25 triệu token được unlock và còn lại lock tuyến tính 12 hoặc 24 tháng.
  • Early Ecosystem: Chương trình Beta để xây dựng các ứng dụng ban đầu,…Thời hạn thường là 6 hoặc 12 tháng.
  • Foundation Endowment: Phần tài trợ này được chia thành 2 phần. Phần 1, không lock, có thể sẽ được triển khai nhiều chiến lược. Phần 2, lock tuyến tính 24 tháng vì dự kiến nó sẽ không truy cập trong những ngày đầu sau khi ủy quyền.
  • Operations Grants: Dự kiến sẽ được bắt đầu nửa cuối 2020 và đầu 2021. Các token này lock tuyến tính 60 tháng.
  • New Issuance: Thể hiện tốc độ tăng trưởng 5% trong việc cung cấp token.

Staking Rewards

  • Các validators nhận được NEAR Token khi tạo ra các block mới dưới dạng tỷ lệ lạm phát tĩnh là 4,5% mỗi năm.
  • Holder token không cần quan tâm đến việc validator có thể stake vào staking pool của validator và cũng kiếm được một phần thưởng token hay không. Điều này khuyến khích những người sở hữu token tiếp tục tham gia với cộng đồng và hỗ trợ validator đang giữ để mạng được hoạt động một cách trơn tru.
  • Số lượng phần thưởng staking mà một người có thể kiếm được tương ứng với tổng số lượng token được stake. Ví dụ: Nếu có tổng số 1000 token được stake và bạn đã stake 100 token trong số đó. Bạn có thể kiếm được 10% phần thưởng. Nếu có tổng số 2000 token được stake và bạn đã stake 100 token trong số đó, bạn sẽ chỉ kiếm được 5% phần thưởng.

Các yêu cầu để staking NEAR là gì?

  • Nếu bạn là Validator, hãy theo dõi chính thức NEAR documentatioin để tìm hiểu về cách thiết lập node của bạn. Chọn cấu hình phần cứng phù hợp và giao tiếp với các NEAR Validator khác.
  • Nếu bạn là holder NEAR Token và muốn stake vào staking pool của Validator. Điều này có thể được thực hiện từ NEAR Wallet hoặc trong một số trường hợp là nhà cung cấp dịch vụ của bạn.

Bạn sẽ cần token NEAR để stake. Nếu bạn không phải là early contributor hoặc investor đã kiếm được token thông qua đóng góp, bạn cũng có thể tìm thấy token NEAR có sẵn trên các sàn giao dịch. Các token bị lock nhận được từ đóng góp của cộng đồng cũng đủ điều kiện để staking.

Làm thế Staking reward hoạt động trên NEAR?

NEAR Protocol tạo ra gần 5% token mới mỗi năm. Trong đó 90% (hoặc 4,5% supply mới) quay trở lại việc staking.

Có 1 tỷ NEAR trong total supply ban đầu. Có thể mong đợi khoảng gần 45 triệu token sẽ được phân phối dưới dạng token reward trong 12 tháng đầu tiên.

Phần thưởng được phân phối theo tỷ lệ phần thưởng của bạn trong tổng số tiền stake:

  • Nếu giao thức có 500 triệu token NEAR được stake và bạn stake 5000 NEAR (0,0001% total). Giao thức sẽ thưởng cho bạn khoảng 450 token mới được đúc. Hoặc 0,0001% của 45 triệu, trên 12 tháng.

Có những yếu tố bổ sung ảnh hưởng đến số lượng chính xác phần thưởng NEAR mà bạn sẽ nhận được.

Ví dụ: Phần thưởng NEAR được tự động restake, cộng gộp tổng số tiền stake của bạn. Ngoài ra, nếu tổng số tiền stake tăng lên 700 triệu, 5000 NEAR tương tự bây giờ sẽ nhận được 0,0000071% phần thưởng, hoặc gần 321 token.

Sử dụng ví nào để staking NEAR?

NEAR wallet là ví duy nhất được hỗ trợ bởi NEAR Core team và nền tảng NEAR. Nhưng có một số ví cộng đồng khác và các giải pháp custody hoạt động trên NEAR như Dokia Capital staking application và Moonlet wallet.

Để chọn ví, bạn sẽ xác định cách nhận được NEAR của mình:

Một số community contributor NEAR early đã nhận token trong Lockup contract. Có nghĩa là số dư token của họ sẽ unlock theo thời gian. Chỉ một số wallet nhất định như NEAR wallet mới hỗ trợ token bị lock tại thời điểm này.

Nếu bạn đã unlock token, hầu hết các nhà cung cấp ví và các tùy chọn giải pháp custody phải tương thích để bạn stake.

Cuối cùng, cân nhắc khi chọn nhà cung cấp ví để staking là:

  • Một số nhà cung cấp và ví staking không cho phép bạn chọn pool staking hoặc chỉ hỗ trợ một số pool nhất định.
  • Nếu có một Validator hoặc pool staking cụ thể mà bạn muốn, bạn cần tìm một chiếc ví tương thích với pool đó.

Các token có bị lock khi staking không?

Có, một khi bạn stake các token của mình vào pool staking:

  • Bạn không thể chi tiêu hoặc di chuyển chúng theo bất kỳ cách nào.
  • Để rút chúng, trước tiên bạn phải bỏ số tiền mong muốn. Sau đó đợi tối đa bốn kỳ để có thể rút chúng về ví của bạn. Mỗi kỳ là một chain 43.200 block, hoặc gần 12 giờ. Vì vậy bạn có thể unlock token đã stake trong một vài ngày.
  • Khoảng thời gian lock là cần thiết nếu bạn muốn unstake để chuyển tiền sang Validator mới. NEAR wallet cung cấp một giao diện rõ ràng để staking, unstaking và withdraw.

Làm thế nào để chọn Validator tốt trong NEAR?

NEAR đang chạy trên BFT (byzantine fault tolerance) protocol. Vì vậy việc có 33% stake offline có thể ngừng sản xuất các block mới.  Điều tốt nhất cần làm khi xem xét Validator nào là chia stake của bạn cho các Validator khác nhau, ưu tiên 67% còn lại.

Một yếu tố khác cần xem xét là pool fees. Bạn cũng sẽ nhận thấy mỗi Validator có một số tiền “pool fees” được liệt kê. Đây là số phí mà Validator giữ để quản lý hoạt động của họ.  Ví dụ: Nếu 100 token reward được tạo, 10% trong đó sẽ được giữ bởi Validator và 90% sẽ chuyển đến holder token đã stake cho Validator đó.

Vậy nên, phí = 0 không phải lúc nào cũng tốt. Việc trở thành Validator đòi hỏi thời gian từ các chuyên gia có trình độ vận hành cơ sở hạ tầng chất lượng cao: Vốn rất tốn kém để duy trì. Ngoài ra, Validator có thể thay đổi fee của họ bất kỳ lúc nào. Vì vậy hãy theo dõi fee trong các pool của bạn và tham gia trò chuyện cộng đồng hoặc danh sách mailing của Validator để update.

Staking không chỉ là về phần thưởng mà nó còn là cơ sở cho security và ổn định của NEAR protocol. Để tránh tập trung, hãy chia stake của bạn giữa các pool staking nhỏ hơn thay vì stake mọi thứ vào một pool lớn nhất. Kiểm tra danh sách tất cả các NEAR Validator.

Tiềm năng của đồng NEAR:

Công nghệ

NEAR sử dụng công nghệ sharding mới cho phép các ứng dụng mở rộng quy mô trong khi tăng cường khả năng tương tác. Điều quan trọng để xây dựng các hệ sinh thái phức tạp như tài chính phi tập trung và web mở. Mô hình tài khoản cốt lõi cũng cho phép các nhà phát triển xây dựng các ứng dụng với khả năng hữu dụng chưa từng có.

Hệ sinh thái

Hơn 100 cộng tác viên từ khắp nơi trên thế giới đã âm thầm xây dựng công nghệ hiện đang được triển khai. NEAR có các Guilds độc lập hỗ trợ cộng đồng phân tán, quan hệ đối tác với các công ty nổi tiếng và hơn một chục dự án dự kiến sẽ ra mắt ngay sau khi MainNet chính thức đi vào hoạt động.

NEAR Team

NEAR đang được xây dựng bởi các kỹ sư, những người có kinh nghiệm chuyên sâu về hệ thống vận chuyển phức tạp và quy mô của NEAR, bao gồm hai nhà vô địch thế giới ICPC 2 lần, 2 huy chương vàng, một nhà vô địch Mỹ Latinh và nhiều ứng viên lọt vào vòng chung kết lập trình cạnh tranh khác.

Co-founder Alex Skidanov đã chỉ đạo kỹ thuật cho công ty cơ sở dữ liệu phân mảnh MemSQL và Co-founder Illia Polosukhin đã phát triển thư viện machine learning TensorFlow như một phần của Google trước khi họ hợp tác với nhau để xây dựng NEAR.

Xem thêm tại: https://near.org/team/

Partnership

NEAR có quan hệ đối tác với leading custody provider, wallet và ứng dụng hàng đầu, những người sẽ tích hợp với mạng và giúp mọi người trên khắp thế giới có thể truy cập.

Kết luận:

Có thể thấy, NEAR Protocol là một dự án đầy tiềm năng với nhiều tính năng hấp dẫn đã được liệt kê ở trên. Viên gạch đầu tiên của một trong những dự án tiên phong giao thức động thuận Sharding cho phép khả năng mở rộng chuỗi và dễ dàng phát triển các hợp đồng thông minh trên nền tảng. Near Protocol đang từng bước đặt nền móng cho hệ sinh thái của mình khi bắt tay với các đối tác đang xây dựng trên hệ sinh thái ethereum một cách dễ dàng.

Tuy nhiên, bài viết chỉ mang tính chất cung cấp thông tin đến người đọc khi dự án được công bố thông tin và không phải một lời khuyên đầu tư. Vậy nên hãy xem xét và tự quyết định với số tiền của mình.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here