Nội dung
ToggleTL;DR
Tether (USDT) là một trong những stablecoin (tiền mã hóa được neo giá theo tiền pháp định) phổ biến nhất hiện nay. Đồng tiền này được thiết kế để luôn giữ giá trị quy đổi 1-1 ngang với giá trị đồng đô-la Mỹ. Tether tồn tại trên nhiều blockchain khác nhau, có khối lượng giao dịch và tính thanh khoản ngày một tăng trong những năm gần đây.
Giống như các stablecoin khác, USDT rất hữu ích trong việc giao dịch tiền mã hóa vì nó cho phép những người mua/bán tiền mã hóa né được sự biến động giá của thị trường, đặc biệt là với BTC và các tài sản tiền mã hóa khác. Sử dụng stablecoin cũng giúp giảm bớt các chi phí giao dịch có thể phát sinh và rút ngắn sự chậm trễ của việc chuyển đổi giữa tiền điện tử và tiền pháp định trong các giao dịch.
Giới thiệu về Tether:
Tether là một phần quan trọng của hệ sinh thái tiền mã hóa. Từ tháng 12 năm 2020, Tether được xếp hạng là đồng tiền mã hóa lớn thứ ba thế giới với giá trị vốn hóa thị trường hơn 60 tỷ đô la (theo thời điểm viết bài), chỉ đứng sau Bitcoin và Ethereum. Ngoài ra, Tether còn liên tục được xếp hạng là tiền mã hóa có khối lượng giao dịch hàng ngày cao nhất, thậm chí vượt qua cả Bitcoin.
Tether (USDT) là gì?
Tether (USDT) là stablecoin (tiền mã hóa neo theo giá của tiền pháp định) đầu tiên trên thế giới. Năm 2014, Tether lần đầu tiên được phát hành dưới cái tên Realcoin bởi nhà đầu tư Bitcoin Brock Pierce, doanh nhân Reeve Collins và nhà phát triển phần mềm Craig Sellers.
Ban đầu, USDT được phát hành trên giao thức Bitcoin thông qua một lớp gọi là Omni Layer. Nhưng sau đó, nó đã được di chuyển sang nhiều chuỗi blockchain khác. Trên thực tế, như biểu đồ bên dưới, hầu hết nguồn cung USDT có trên nền tảng Ethereum dưới dạng token ERC-20. Ngoài ra, USDT cũng được phát hành trên một số blockchain khác, bao gồm TRON, EOS, Algorand, Solana và OMG Network.
Tether đã trải qua nhiều thành công và cũng như tạo ra nhiều tranh cãi – giống như nhiều loại tiền mã hóa hàng đầu thế giới khác.
Đặc biệt, trong những ngày đầu ra mắt, USDT vẫn có những biến động giá, thậm chí có thời điểm đạt 1,2 USD. Tuy nhiên, kể từ đầu năm 2019 đến nay, đồng tiền mã hóa này ghi nhận sự ổn định và ít có sự biến động. Điều này có thể lý giải là nhờ vào sự gia tăng ổn định của khối lượng USDT được giao dịch và sự cải thiện của thị trường tiền mã hóa nói chung.
Tether (USDT) hoạt động như thế nào?
Sự hữu dụng của Stablecoin nằm ở mức độ ổn định tương đối của chúng – trái ngược với các tài sản mã hóa truyền thống khác. Là một stablecoin, sức hấp dẫn của Tether nằm ở việc neo và cố định giá vào một đồng tiền pháp định. USDT được cho là neo chính xác theo đồng USD ngay từ ban đầu, với mỗi USDT được lưu hành là 1 USD được cất giữ.
Theo whitepaper đầu tiên của Tether:
Mỗi đơn vị Tether được phát hành và lưu thông được đảm bảo bằng một lượng đơn vị tiền pháp định tương ứng, theo tỷ lệ 1-1 ( tức là một Tether USDT tương ứng với một đô la Mỹ) do công ty Tether Limited có trụ sở tại Hồng Kông nắm giữ.
Tài sản đảm bảo một đối một ban đầu của Tether là USD, tuy nhiên hiện nay Tether còn có thể được đảm bảo bằng tài sản thế chấp tương đương các khoản tiền trong thế giới thực, tài sản ròng hoặc các khoản phải thu từ các khoản vay.
Như bạn có thể thấy trên biểu đồ USDT/USD bên dưới, USDT (nói chung) được giao dịch với tỷ giá 1-1 với đồng USD. Tuy nhiên, một số sự kiện thị trường quan trọng vẫn có thể ảnh hưởng đến giá của nó.
Tầm quan trọng của Tether (USDT)
Tether thu hẹp khoảng cách giữa tiền điện tử và tiền pháp định. Nó cho nhà đầu tư một lựa chọn: Chuyển đổi từ USD sang tiền mã hóa một cách nhanh chóng mà không bị ảnh hưởng bởi sự biến động giá khó lường như các loại tiền mã hóa khác.
Với sự ổn định của Tether, các nhà đầu tư có thể nắm giữ một tài sản kỹ thuật số tương tự như tiền pháp định nhưng lại dễ dàng giao dịch đối với các đồng tiền mã hóa khác trên thị trường. Đặc điểm này khiến Tether trở thành một đồng tiền mã hóa phổ biến hàng đầu – mặc dù nó không phải hoàn toàn thoát khỏi rủi ro.
Các tính năng chính:
- Tỷ giá quy đổi 1-1 so với đồng USD
- Tính ổn định (tương tự như USD nên có thể được coi là ổn định)
- Khả dụng trên các blockchain khác nhau
- Sử dụng trong nhiều trường hợp (Nếu so với tiền mã hóa bình thường)
Cách sử dụng Tether (USDT)
Tiếp cận nhanh với sự ổn định của thị trường
Dễ dàng chuyển tiền giữa các sàn giao dịch
Với Tether, bạn có thể chuyển tiền giữa các sàn giao dịch rất nhanh chóng. Điều này cũng hữu ích cho việc giao dịch chênh lệch giá giữa các đồng tiền mã hóa khác.
Giao dịch trên các sàn chỉ giao dịch tiền mã hóa
Một số sàn giao dịch không có các phương tiện để gửi và rút tiền pháp định nhưng cho phép giao dịch USDT. Bằng việc sử dụng Tether, bạn có thể mua/bán tiền mã hóa trên các sàn giao dịch này mà không phải lo lắng về sự biến động giá của thị trường (nếu so với việc dùng BTC hoặc các loại tiền mã hóa khác làm đồng tiền giao dịch chính).
Giao dịch trên các sàn chỉ giao dịch tiền mã hóa
Một số sàn giao dịch không có các phương tiện để gửi và rút tiền pháp định nhưng cho phép giao dịch USDT. Bằng việc sử dụng Tether, bạn có thể mua/bán tiền mã hóa trên các sàn giao dịch này mà không phải lo lắng về sự biến động giá của thị trường (nếu so với việc dùng BTC hoặc các loại tiền mã hóa khác làm đồng tiền giao dịch chính).
Giao dịch theo kiểu ngoại hối (Forex)
Vì USDT neo theo USD, bạn có thể thực hiện giao dịch theo kiểu ngoại hối (Forex) bằng cách trao đổi các loại tiền nội tệ (không phải đô la Mỹ) sang USDT khi giá trị của chúng cao so với USD. Sau đó, bạn có thể rút tiền ra nội tệ khi đồng nội tệ giảm giá hoặc đổi lấy các tài sản khác.
Cách lưu trữ Tether (USDT)
Ngoài các sàn giao dịch tiền mã hóa khác, bạn có thể lưu trữ USDT của mình trên nhiều ví tiền mã hóa khác nhau. Bao gồm ví web và ví di động (như Trust Wallet) hoặc “trữ lạnh” với ví phần cứng (chẳng hạn như Ledger) thông qua các phần mềm ví điện tử của bên thứ ba.
Vì USDT được phát hành trên một loạt các blockchain khác nhau, bạn cần đảm bảo rằng mình chuyển Tether đến và đi trong cùng một mạng.
Ví dụ, nếu bạn truy cập trang rút USDT tại Binance, bạn sẽ thấy 5 lựa chọn mạng khác nhau để chuyển sang: Binance Chain (BEP2), Binance Smart Chain (BEP20), Ethereum (ERC20), Tether (OMNI) và Tron (TRC20).
Vì vậy, hãy cẩn thận. Nếu chọn sai mạng, bạn có thể bị mất tiền. Ví dụ: nếu cố gắng gửi Omni USDT đến địa chỉ ERC-20 USDT, giao dịch của bạn rất có thể sẽ bị thất lạc.
Lưu ý: Kể từ tháng 12/2020, ERC-20 USDT là tiền mã hóa duy nhất được ví cứng Ledger hỗ trợ. Điều này có nghĩa là không thể chuyển USDT hoạt động trên blockchain Bitcoin (Omni Layer) sang ví Ledger.
Các loại tiền mã hóa Tether khác
Ngoài USDT, Tether còn có các đồng tiền mã hóa neo giá theo tiền pháp định khác:
- EURT: đồng Tether neo theo Euro
- CNHT: đồng Tether neo theo Nhân dân tệ của Trung Quốc
- XAUT: đồng Tether neo theo giá vàng
Bạn có thể xem số lượng lưu hành của các đồng tiền này trên các blockchain khác nhau tại trang Tether’s Transparency.
Kết
Tiền mã hóa neo giá theo tiền pháp định (stablecoins) đã mang lại rất nhiều lợi ích trong việc giao dịch các đồng tiền mã hóa. Stablecoins giảm bớt việc chuyển đổi nhiều lần các loại tiền pháp định và tiền mã hóa . Vì vậy, USDT là một tài sản hữu ích, thiết yếu khi giao dịch tiền mã hóa.
Vẫn có nhiều tranh cãi khác nhau về tính hợp lệ của các khoản tiền dự trữ để đảm bảo cho giá trị của Tether trong thời gian qua. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch lớn trong những năm gần đây của Tether đã cho thấy niềm tin vào giá trị của đồng tiền này, dưới vai trò là một stablecoin. Ngoài USDT, bạn cũng có thể chọn và sử dụng nhiều đồng tiền neo giá theo USD khác, chẳng hạn như BUSD, USDC, TUSD và PAX.